Cách điều trị thoái hóa khớp gối

Thảo luận trong 'Các quảng cáo khác' bắt đầu bởi Trịnh Xuân Thành, 15/9/17.

  1. Trịnh Xuân Thành

    Trịnh Xuân Thành Waiting to respawn GameOver

    Tham gia ngày:
    16/6/14
    Bài viết:
    5
    Ai cũng có thể bị thoái hóa khớp gối và bệnh có thể xảy ra từ lúc 35 tuổi. Tuy nhiên, không phải ai cũng được điều trị đúng, kịp thời. TS.BS Nguyễn Đình Phú - phó giám đốc Bệnh viện Nhân Dân 115, TP.HCM - cho biết như vậy.

    Một trong những bệnh nhân bị thoái hóa khớp nặng từ khi còn trẻ đang được điều trị bằng phương pháp chích tế bào gốc của chính bản thân vào khớp gối tại Bệnh viện Nhân Dân 115 là bà Nguyễn Thị Kim Toán (62 tuổi, Đồng Tháp).

    Bị thoái hóa khớp gối có nên đi bộ: http://anduoc.com/thoai-hoa-khop-goi-co-nen-di-bo-khong.html

    Bệnh ngày càng nặng

    Theo bác sĩ Nguyễn Đình Phú, khớp gối là khớp tiếp giáp giữa ba xương: đầu dưới xương đùi, đầu trên xương chày và xương bánh chè. Bao bọc quanh khớp gối là hệ thống dây chằng và các bao khớp có các túi hoạt dịch. Túi hoạt dịch có nhiệm vụ duy trì một lượng dịch khớp để khớp có độ trơn khi di chuyển, đi đứng. Giữa mặt tiếp giáp của các khớp có một lớp sụn và giữa hai khớp lồi cầu đùi và mặt khớp của mâm chày có một lớp lót là sụn chêm để giảm bớt sang chấn của khớp.

    Theo bà Toán, cách đây khoảng 25 năm bà có biểu hiện đi đứng khó khăn, mỗi khi ngồi xuống đứng lên khớp gối có tiếng kêu lục cục, lạo xạo. Mỗi khi bà đi bộ hơi nhiều là khớp gối lại bị đau nhức. Mấy chục năm qua bà đi điều trị ở nhiều bệnh viện thuộc tỉnh Đồng Tháp và TP.HCM. Uống thuốc tây của bác sĩ kê đơn không bớt, bà Toán tìm đến lương y cắt uống thuốc bắc, thuốc nam rồi châm cứu... nhưng bệnh ngày càng tiến triển nặng hơn.

    Thoái hóa khớp gối là biểu hiện của thương tổn trên bề mặt sụn khớp, do tác động của nhiều nguyên nhân làm cho bề mặt sụn khớp bị hư. Ở giai đoạn sớm, khớp gối chưa hư ngay do dịch khớp bên trong mới có biểu hiện bị hao hụt. Khi dịch khớp hao hụt càng nhiều thì độ ma sát giữa các đầu khớp sẽ tăng lên và chịu lực tác động nhiều hơn. Điều này làm bề mặt sụn khớp bị mòn dần và đưa đến tình trạng hẹp khe khớp gối. Theo thời gian, thương tổn “ăn” dần từ bề mặt của sụn rồi khuyết dưới mặt sụn, gây thương tổn tổ chức dưới sụn và phá hủy đến mô xương. Đến giai đoạn ăn vào mô dưới sụn sẽ tạo nên tình trạng khuyết xương, mà trên hình ảnh X-quang thường được gọi là gai xương. Có bác sĩ gọi nôm na là “mọc gai”, nhưng không phải xương mọc gai mà thực chất đó là hình ảnh thương tổn của khuyết xương và vôi hóa.

    Triệu chứng giãn dây chằng đầu gối: http://anduoc.com/trieu-chung-gian-day-chang-dau-goi.html

    Nhiều nguyên nhân

    Nguyên nhân thoái hóa khớp gối có rất nhiều. Đầu tiên do chấn thương (thường là do tai nạn giao thông) làm gãy đầu dưới xương đùi, đầu trên xương chày phạm khớp hoặc xương bánh chè. Chấn thương đó có thể làm cho sụn khớp bị tổn thương hoặc do bệnh nhân không được điều trị đúng sau chấn thương, dẫn đến lệch trục khớp gây thoái hóa khớp từ từ. Ngoài ra, người quá mập cũng rất dễ bị thoái hóa khớp gối do trọng lượng cơ thể dồn lên hai khớp gối quá nhiều, mất cân đối khiến sụn khớp quá tải, nhanh hao mòn và hư dần theo thời gian. Theo bác sĩ Phú, một sai lầm mà người béo phì hay mắc phải là họ cứ đi bộ nhiều để giảm béo nhưng việc đi bộ quá nhiều sẽ làm khớp gối bị quá tải nhiều hơn, hư nhanh hơn.

    Nguyên nhân nữa là do sử dụng thuốc, trong đó sử dụng thuốc corticoide không đúng cũng có thể gây thoái hóa khớp gối. Ngoài ra còn nhiều nguyên nhân khác như bệnh lý bẩm sinh, do chế độ ăn uống không đủ dưỡng chất cần thiết để giúp túi hoạt dịch tiết ra nhiều chất nhờn, uống rượu bia quá nhiều...

    Khi mới khởi phát bệnh khớp gối chưa hư, chưa thương tổn nhiều, thường bệnh nhân chỉ có cảm giác đau thoáng qua, đau mơ hồ, đau khi đi lại hoặc sáng ngủ dậy thấy đau. Có khi triệu chứng đau tự hết khiến người bệnh không để ý. Qua giai đoạn hai thương tổn nặng hơn, dịch khớp khô nhiều hơn, người bệnh có dấu hiệu khó khăn khi lên cầu thang, khi đi bộ đau nhiều hơn, đau liên tục, không tự thuyên giảm, phải sử dụng thuốc kháng viêm, giảm đau.

    Đến giai đoạn thương tổn mô dưới sụn, hẹp khe khớp (do dịch khớp bên trong đã hao mòn quá nhiều) thì sự cọ xát của các đầu gối khi chịu lực bắt đầu gây đau, đầu gối có thể sưng một phần hoặc toàn khớp gối. Lúc này bệnh nhân đau liên tục, rất khó chịu, đêm nằm cũng nhức, đi lại cũng nhức, lên cầu thang không nổi do tình trạng khô khớp gối. Bệnh nhân đứng lên ngồi xuống rất khó khăn, nghe tiếng kêu cọt kẹt, rột roạt trong khớp. Lâu ngày trục chi bị biến dạng rất nặng, bệnh nhân đi lại rất khó khăn...

    Thuốc nam trị đau cổ: http://anduoc.com/bai-thuoc-nam-tri-dau-co-loi-hai-nhat-tu-tu-nhien.html

    Điều trị theo từng giai đoạn bệnh

    Ở giai đoạn sớm, thường người bệnh ít đến bác sĩ do đau tự nhiên hết. Qua giai đoạn hai, bệnh nhân được điều trị bằng các thuốc kháng viêm, giảm đau thông thường và bằng các thuốc có tác dụng làm kích thích mô sụn như glucosamin, chondroitin sulfate. Một trong những thuốc điều trị thoái hóa khớp gối hiện nay ở giai đoạn viêm là sử dụng thuốc corticoid để tiêm vào khớp gối. Đây là thuốc phải được chỉ định bởi thầy thuốc chuyên khoa, có tác dụng chống viêm rất tốt. Tuy nhiên, nếu sử dụng thuốc quá liều lượng, thời gian kéo dài sẽ có nhiều tác dụng phụ không tốt lên xương và nhiều cơ quan khác của cơ thể. Đặc biệt, nếu dùng không đúng kỹ thuật chuyên môn, không đảm bảo vô trùng, bệnh nhân có nguy cơ bị nhiễm trùng khớp rất nguy hiểm.

    Một cách điều trị khác ở giai đoạn hai là tiêm chất nhờn hyarulonic acid vào khớp gối. Theo TS Đình Phú, một nghiên cứu mới nhất năm 2012 của Hội Thấp khớp học Mỹ cho thấy trên các bệnh nhân có sử dụng và không sử dụng hyarulonic acid cho kết quả điều trị như nhau. Vì vậy chất nhờn hyarulonic acid chưa được khuyến cáo mạnh. Trong trường hợp tiêm thuốc này cũng phải thận trọng như tiêm corticoid vào khớp.

    Trường hợp khớp gối bị viêm, thoái hóa nặng hơn, bệnh nhân có thể được nội soi khớp để cắt hoạt mạc viêm, rửa khớp gối. Nếu thương tổn khớp gối bị hư nặng, lệch trục, tổn thương dưới sụn..., bệnh nhân sẽ phải thay khớp gối. Tuy nhiên, các phương pháp trên chỉ mang tính chất điều trị triệu chứng nhiều hơn nên hiện nay (trên thế giới cũng như VN) đang thực hiện nhiều công trình nghiên cứu giúp mô sụn khớp được tái tạo và chống viêm hiệu quả bằng phương pháp chích tế bào gốc vào khớp gối trong điều kiện vô trùng. Hiệu quả của phương pháp này thế nào còn phải đợi kết quả nghiên cứu được công bố.

    Theo LÊ THANH HÀ - Tuổi trẻ online
     

Chia sẻ trang này